Hướng dẫn cài đặt & sử dụng đèn thông minh WiZ

Đèn thông minh WiZ vốn đa dạng về kiểu dáng lẫn tính năng, bạn có thể thoải mái lựa chọn giữa bóng đèn, LED dây, đèn ốp trần, đèn bàn… để trang hoàng cho ngôi nhà. Với nguồn sáng rực rỡ và đầy hiện đại, đặc biệt kết nối trực tiếp với Wifi 2.4GHz khiến WiZ trở thành lựa chọn tối ưu cả về chi phí lẫn trải nghiệm.

Để tận hưởng được hết các tính năng thông minh được tích hợp, hãy cùng đến với hướng dẫn cài đặt & sử dụng đèn WiZ chi tiết của Gu Công Nghệ.

1. Hướng dẫn cài đặt đèn thông minh WiZ

1.1. Lưu ý trước khi cài đặt

Trước khi bắt đầu bạn cần để điện thoại và đèn WiZ ở trạng thái sẵn sàng:

  • Chuẩn bị hệ thống wifi 2.4GHz. Điện thoại của bạn cũng phải kết nối đúng vào mạng wifi này
  • Tải ứng dụng WiZ v2 tại Google Play Store hoặc Apple App Store
  • Cấp nguồn cho đèn thông minh WiZ
  • Bật Bluetooth và định vị trên điện thoại
  • Lưu ý điện thoại và ứng dụng (nếu đã tải trước đó) cần cập nhật lên hệ điều hành mới nhất

1.2. Cài đặt trong ứng dụng WiZ

Bước 1: Đưa đèn về trạng thái cài đặt

Sau khi cấp nguồn hãy tắt/bật công tắc đèn 5 lần liên tục. Cho tới khi bóng đèn vào trạng thái nhấp nháy màu trắng, vàng (với bóng Philips WiZ Tunable White) hoặc nháy màu tím nhạt (với bóng Philips WiZ Tunable White Color).

Bước 2: Tạo phòng trong ứng dụng WiZ Connected

  • Mở ứng dụng WiZ → Nhập tên của bạn → NextCreate a new home (hoặc có thể chọn Join an existing home nếu bạn đã từng tạo trước đây) → Đặt tên và chọn khu vực.
  • Chọn loại phòng mà bạn muốn ở mục Add rooms.

Bước 3: Thêm đèn vào ứng dụng

  • Cấp nguồn cho đèn, nếu đèn trong trạng thái cài đặt, ứng dụng sẽ tự động tìm và xuất hiện ngay trên tab Home. Nếu không tìm thấy thiết bị, các bạn có thể nhấn vào biểu tượng dấu + ở góc trên cùng bên phải màn hìnhChọn loại thiết bị bạn muốn thêm.
  • Lựa chọn thiết bị muốn cài đặt → Start.
  • Chọn phòng cho thiết bị hoặc tạo mới bằng cách nhấn Add a new room.
  • Kết nối Wifi → Next. Sau đó, làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất cài đặt.

 

Khi hoàn thành, đèn sẽ được hiển thị trong màn hình chính của ứng dụng và bạn có thể bắt đầu thiết lập các tính năng thông minh dựa vào nhu cầu sử dụng.

2. Hướng dẫn sử dụng đèn thông minh WiZ

2.1. Đồng bộ nhạc

Với đèn Philips WiZ, người dùng có thể thay đổi màu sắc và cường độ ánh sáng theo nhịp điệu của âm nhạc. Việc thiết lập đồng bộ âm nhạc rất đơn giản thông qua ứng dụng WiZ. Người dùng chỉ cần mở ứng dụng, chọn Tab Libary → Music Sync và lựa chọn đèn bạn muốn đồng bộ. Ứng dụng sẽ tự động nhận diện âm nhạc và điều chỉnh ánh sáng theo các hiệu ứng có sẵn trên app.

Chi tiết cách cài đặt, các bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

2.2. Fading: Đèn mờ/ sáng dần

Với chức năng Fading, đèn WiZ của bạn sẽ được thiết lập để tắt/sáng dần sau khi bấm nút On/Off trên ứng dụng. Để làm được điều này, bạn chỉ cần mở ứng dụng và chọn bóng đèn cần điều chỉnh → Nhấn vào biểu tượng → Chọn SettingsFading. Tại đây sẽ có 2 lựa chọn:

  • On fade-in: Đèn sẽ sáng dần khi bật trong [khoảng thời gian]
  • Off fade-out: Đèn sẽ mờ dần khi tắt trong [khoảng thời gian]

2.3. WiZclick: Đổi ngữ cảnh thông minh

Đây là tính năng tắt/bật thủ công với công tắc, cho phép đèn WiZ có thể đổi hai ngữ cảnh khác nhau:

  • Bật một lần và đèn sẽ ở chế độ sáng yêu thích thứ nhất
  • Bật lần thứ hai trong vòng 5 giây (sau lần bật đầu), đèn sẽ ở chế độ ánh sáng yêu thích thứ hai

Chức năng thay đổi ngữ cảnh này cũng có thể áp dụng trên nút nhấn vật lý của WiZmote.

Để bật chức năng này, người dùng chọn thiết bị đèn tương ứng. Nhấn vào biểu tượng → Chọn Settings → Power switch → Chọn WiZclick và cài đặt cho ngữ cảnh một và hai. Sau đó nhấn Save.

2.4. Power Outage Recovery: Hồi phục trạng thái khi cúp điện

Sau khi mất điện và có lại, hầu hết các đèn đều sẽ sáng lên, đây là điều hiển nhiên. Nhưng đôi khi nó gây khó chịu và lãng phí nếu chẳng may xảy ra vào ban đêm khi ngủ hay khi bạn vắng nhà. Để khắc phục vấn đề này, đèn thông minh WiZ đã tích hợp tính năng Power Outage Recovery – giúp cho đèn sáng ở một chế độ nhất định khi ghi nhận đèn đã bị cúp điện.

Tại màn hình ứng dụng, chọn Settings ở góc dưới cùng bên phải → Ở mục Curent home chọn Others → Tick chọn Power outage recovery.

Khi được kích hoạt, thì đèn sẽ không bật lại khi bị mất điện đột ngột. Để bật lại đèn, người dùng cần bật công tắc đèn hai lần liên tiếp.

2.5. Scenes: Ngữ cảnh đèn

Ngữ cảnh của WiZ không có sẵn như Philips Hue mà nó sẽ cung cấp Scenes như là nơi lưu trữ các ngữ cảnh đèn yêu thích của người dùng:

  • Tại phòng tương ứng, chọn biểu tượng → Nhấp vào
  • Scenes → Nhấp vào → Chọn phòng và lưu ngữ cảnh. Người dùng cũng có thể chụp ảnh minh họa hoặc đặt tên cho ngữ cảnh yêu thích
  • Nhấn Save để hoàn thành

2.6. Liên kết Google Assistant và Amazon Alexa

Đèn thông minh WiZ hỗ trợ đa dạng nền tảng, nhưng đáng chú ý nhất vẫn là Google Assistant và Amazon Alexa. Để liên kết được với 2 nền tảng này, bạn cần Tại màn hình chính, chọn rồi nhấp vào . Cuộn xuống và chọn Integrations. Tại đây, một danh sách các nền tảng mà WiZ có thể tương thích xuất hiện.

Google Assistant

Ngay cạnh bên danh sách các nền tảng có thể tương thích. Người dùng chọn mục Google Home. Lúc này, một mã sẽ xuất hiện dùng để đăng nhập vào ứng dụng Google Home. Sao chép mã rồi chuyển đến ứng dụng Google Home:

  • Chọn biểu tượng Thiết lập thiết bị → Hoạt động với Google
  • Tìm kiếm và chọn WiZ → Nhập mã sao chép trước đó và nhấn Tiếp tục
  • Đợi một lúc đèn WiZ sẽ được hiển thị trong ứng dụng Google Home

Amazon Alexa

Với Alexa, mọi thứ sẽ được diễn ra ngay trong ứng dụng WiZ. Bạn chỉ cần chọn vào mục Alexa rồi nhập tài khoản đã đăng kí và thực hiện thao tác trên màn hình để hoàn thành.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số hướng dẫn sử dụng các tính năng độc đáo khác của đèn WiZ tại video dưới đây:

5/5 - (6 bình chọn)

Comment của bạn

Trả lời

Zalo Chat Zalo: 0842 008 444
Messenger Messenger
Gọi mua: 0842 008 444