Hướng dẫn nghe nhạc trên Google Home

Ai ai trong số chúng ta cũng đều thích nghe nhạc cả và một trong số những tính năng chính khi quyết định mua loa thông minh Google Home đó là để nghe nhạc. Vậy bạn đã biết cách nghe nhạc trên thiết bị này chưa?

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn nghe nhạc cũng như điều khiển trên thiết bị Google Home – bao gồm Google Home Mini, Google Nest MiniGoogle HomeGoogle Nest HubGoogle Nest Hub Max, Google Nest AudioGoogle Home Max. Những thiết bị hỗ trợ Google Assistant của bên thứ 3 cũng thao tác tương tự.

1. Sử dụng loa Google Home làm loa Bluetooth

Loa Google đúng là thông minh, hỗ trợ rất nhiều kiểu kết nối khác nhau. Có thể làm loa phát nhạc từ thiết bị khác qua như điện thoại, máy tính hoặc kết nối để phát nhạc qua loa khác nữa luôn. Đặc biệt, bạn có thể tạo kết nối thông qua Bluetooth hoặc Wifi nữa cơ, hãy cùng Gu tìm hiểu nhé.

Đầu tiên là tính năng sử dụng loa Google nghe nhạc phát ra từ điện thoại, máy tính. Bạn có 2 cách để thực hiện điều này đó là qua Bluetooth và qua Wifi.

Nếu sử dụng Bluetooth thì bắt buộc loa Google và thiết bị phát phải đặt gần nhau, còn nếu dùng Wifi thì phạm vi hoạt động xa hơn, chỉ cần 2 thiết bị ở trong cùng một mạng Wifi là có thể kết nối phát nhạc được rồi. Tuy nhiên, chỉ có điện thoại hoặc máy tính bảng mới có khả năng kết nối Wifi với loa Google thông qua Wifi với app Google Home, còn nếu dùng laptop hay máy tính thì bạn phải sử dụng kết nối Bluetooth.

1.1. Kết nối điện thoại với loa Google nghe nhạc thông qua Wifi

Khi thấy sử dụng kết nối Bluetooth không ổn định, bạn có thể dùng trực tiếp mạng Wifi luôn. Thực hiện đơn giản như sau:

  • Mở ứng dụng Google Home
  • Nhấn vào hình ảnh loa hiển thị ở tab đầu tiên, nhấn nút Cast my audio ở phía dưới cùng bên phải màn hình
  • Chọn Cast audio

Ngay lập tức âm thanh trên điện thoại sẽ được phát trên loa Google Home qua Wifi. Xem thêm chi tiết tại đây.

1.2. Kết nối điện thoại, laptop với loa Google nghe nhạc thông qua Bluetooth

Nếu trên điện thoại, laptop có sẵn một thư viện nhạc, bạn hoàn toàn có thể nghe chúng thông qua loa thông minh Google sử dụng kết nối Bluetooth.

Đầu tiên sẽ cần bật chế độ chờ ghép nối cho loa: Mở ứng dụng Google Home > chọn loa muốn phát nhạc > nhấn biểu tượng cài đặt > Paired Bluetooth devices > nhấn Enable pairing mode.

Kết nối điện thoại với loa Google thông qua Bluetooth

  • Vào phần cài đặt Bluetooth trên điện thoại
  • Kéo thanh trượt sang phải để bật Bluetooth
  • Tìm tên loa Google của bạn và nhấn vào là được.

Kết nối laptop với loa Google thông qua Bluetooth

Các bước thực hiện có thể sẽ hơi khác một chút tùy thuộc vào model laptop.

Trên hệ điều hành Window OS
  • Nhấn nút Start trên bàn phím hoặc di chuột tới biểu tượng Start button (thường ở góc dưới bên trái màn hình), gõ tìm “Bluetooth”, nhấn để vào phần cài đặt Bluetooth.
  • Bật Bluetooth bằng cách kéo thanh trượt sang phải và đợi máy tính load các thiết bị
  • Nhấn vào tên loa Google để bắt đầu kết nối, chọn Allow để đồng ý nếu được hỏi.

Trên hệ điều hành Mac OS
  • Vào Apple menu bằng cách nhấn biểu tượng táo ở góc trên bên trái màn hình
  • Chọn System preferences
  • Tìm và nhấn biểu tượng Bluetooth
  • Bật Bluetooth rồi chọn loa để bắt đầu kết nối và sử dụng.

Lúc này mọi âm thanh từ laptop sẽ được truyền tới loa Google của bạn.

2. Kết nối loa Google Home với loa khác thông qua Bluetooth

Ngoài việc nhận tín hiệu từ thiết bị khác qua, loa Google còn có thể kết nối với những chiếc loa Bluetooth khác cho loa Google phát nhạc qua. Miễn là tất cả hỗ trợ kết nối Bluetooth là ok.

Do chất lượng âm thanh của Google Home Mini và Google Nest Mini không được hay cho lắm nên nhiều người yêu thích nghe nhạc sẽ dùng chúng để kết nối với loa Bluetooth khác xịn hơn để nghe nhạc.

Đầu tiên, cần bật loa Bluetooth và đưa nó vào chế độ sẵn sàng ghép nối. Tiếp theo mở ứng dụng Home và thao tác trên đó:

  • Chọn loa thông minh bạn muốn ghép nối
  • Nhấn biểu tượng cài đặt ở góc trên bên phải màn hình
  • Kéo xuống phần Device settings, chọn Default music speaker
  • Nếu là lần đầu tiên sử dụng kết nối Bluetooth cho loa, nhớ ấn Enable pairing mode
  • Nhấn Pair Bluetooth speaker, sau đó chờ cho loa Google quét thiết bị
  • Khi thấy tên của loa Bluetooth hiển thị trên màn hình, hãy nhấn chọn nó
  • Nhấn Done để hoàn tất quá trình ghép nối.

Lúc này, loa Google sẽ làm nhiệm vụ nhận lệnh giọng nói, sau đó phản hồi và phát nhạc ra loa Bluetooth.

3. Dịch vụ nghe nhạc trên Google Home

Loa thông minh Google có khả năng kết nối trực tiếp với nhiều dịch vụ nghe nhạc khác để phát nhạc trực tiếp, ví dụ như: Google Play Music, Spotify, Pandora, YouTube, Deezer, Apple Music, cả tài khoản miễn phí và trả phí đều được hỗ trợ.

Tuy nhiên, trải nghiệm nghe nhạc của bạn sẽ khác biệt tùy thuộc vào loại tài khoản bạn đang sử dụng, cụ thể:

  • Google Play Music Free, Spotify Free, Pandora – Bạn không thể nghe được bài hát cụ thể mà sẽ nghe những bài chung chung dựa theo yêu cầu bạn hỏi.
  • Google Play Music Premium, Spotify Premium, Pandora Premium, YouTube Premium, Deezer Premium – Bạn có thể nghe chính xác bài hát/album/ca sĩ cũng như thể loại nhạc, tâm trạng mà bạn muốn nghe.

Thông thường thì đa phần mọi người sẽ sử dụng Spotify do dịch vụ nhạc này có loại tài khoản miễn phí mà có thư viện nhạc Việt Nam vô cùng phong phú.

Khi đã xác định được cách bạn nghe nhạc trên ứng dụng Google Home, bạn sẽ cần phải biết cách để điều khiển chơi nhạc. Chúng ta có vài cách để điều khiển như sau:

  1. Sử dụng ứng dụng nghe nhạc và chọn thiết bị phát nhạc là loa Google. Mọi thao tác lựa chọn bài hát, qua bài tiếp theo, play hoặc tạm dừng đều sử dụng app này luôn.
  2. Ra lệnh bằng giọng nói
  3. Chạm trên bề mặt thiết bị.

Sử dụng ứng dụng nghe nhạc thì đơn giản rồi, bạn hãy tải về app tương ứng trên chợ ứng dụng, đăng ký tài khoản, đăng nhập, kết nối với Google Home rồi cứ thế nghe nhạc thôi. Chi tiết các bước Gu Công Nghệ sẽ hướng dẫn bên dưới nha.

Ra lệnh bằng giọng nói khi đang nghe nhạc thì khá là bất tiện, vì lúc đó nhạc sẽ phải tạm ngừng để Google Home có thể nghe được lệnh của bạn. Cách tốt nhất trong trường hợp này là thao tác trực tiếp với thiết bị, bạn sẽ cần phải biết:

Google Home:

  • Play/pause/stop – chạm một lần trên mặt thiết bị
  • Tăng âm lượng – vuốt theo chiều kim đồng hồ trên mặt thiết bị
  • Giảm âm lượng – vuốt ngược chiều kim đồng hồ trên mặt thiết bị
  • Ra lệnh bằng giọng nói – chạm và giữ trên mặt thiết bị

Google Home Mini:

  • Play/pause/stop – phải sử dụng giọng nói?
  • Tăng âm lượng – chạm phía bên phải thiết bị
  • Giảm âm lượng – chạm phía bên trái thiết bị
  • Ra lệnh bằng giọng nói – phải yêu cầu qua Google Assistant

Google Home app:

  • Kết nối điện thoại hoặc tablet với cùng mạng Wi-Fi mà Google Home đang sử dụng
  • Mở ứng dụng Google Home
  • Ở phía trên cùng màn hình Home, chọn Devices
  • Tìm đến thiết bị Google Home
  • Từ đây, bạn có thể tìm thấy các thông tin về bài hát đang chạy (provider, artist, song, etc) và play/pause/stop cũng như điều khiển Google Home.

Xem thêm hướng dẫn chi tiết trong bài Điều khiển Google Home bằng cách chạm trên bề mặt

4. Chọn dịch vụ nhạc mặc định trên Google Home

Để cài đặt Spotify làm dịch vụ âm nhạc mặc định trên Google Home, bạn hãy thao tác như sau:

  1. Đầu tiên, mở ứng dụng Google Home
  2. Nhấn menu , chọn Music
  3. Lựa chọn dịch vụ nhạc mặc định bằng cách tick chọn radio button phía bên trái
  4. Tiếp theo bạn hãy Link với tài khoản Spotify bằng cách đăng nhập/đăng ký

5. Nghe nhạc trên Google Home: một số câu lệnh thông dụng

Bất cứ khi nào bạn muốn nghe một bài nhạc nào đó, theo ca sĩ, theo tâm trạng hoặc nghe random ngẫu nhiên, hãy sử dụng câu lệnh bên dưới để ra lệnh cho Google Home. Đây là những lệnh căn bản, tùy theo dịch vụ nhạc mà có thể có những câu lệnh khác nâng cao.

Thao tác Nói “Ok Google” hoặc “Hey Google,” sau đó…
Nghe nhạc theo tên bài hát “Play <song name>,” “Play <song name> by <artist name>,” “Play <song name> from <album name>,” “Play <song name> on <music service>” “Play songs like <song-name>”
Nghe nhạc theo tên ca sĩ “Play <artist name>,” “Play music by <artist name>,” “Play <artist name>” on <music service>,” “Play songs like <artist-name>”
Nghe nhạc theo tên album “Play <album name>”, “Play <album name> by <artist name>”,  “Play <album name> by <artist name> on <music service>”
Nghe nhạc theo thể loại/tâm trạng/hoạt động “Play classical music”, “Play happy music”, “Play music for cooking”, “Play <genre> on <music service>”
Nghe nhạc ngẫu nhiên được đề xuất “Play some music”, “Play <genre> music on <music service>”
Phát ngẫu nhiên

 

“Shuffle”
“Shuffle <album/artist/playlist>”
“Shuffle some music”
“Play <album/artist/playlist> and shuffle”
“Play <album/artist/playlist> shuffled”
“Play <album/artist/playlist> on shuffle”
Pause “Pause”, “Pause the music”
Resume “Resume”, “Continue playing”
Stop “Stop “, “Stop the music”
Chuyển sang bài tiếp theo “Next”, “Skip”, “Next song”
Tra thông tin bài hát hiện tại “What’s playing?”, “What song is playing?”, “What artist is playing?”
Điều chỉnh âm lượng “Set volume to 5”, “Set volume to 40%”
Nghe nhạc trên loa ngoài, TV, hoặc thiết bị Chromecast “Play music on my living room TV”, “Play <genre> on my bedroom speakers”

6. Nghe nhạc trên Google Home với Spotify

Khi link tài khoản Spotify với Google Home, bạn có thể sử dụng những câu lệnh đặc biệt chỉ dành cho Spotify mà thôi. Trước khi bắt đầu, bạn cần biết rằng Google Home hỗ trợ cả 2 loại tài khoản Spotify Free và Spotify Premium, tuy nhiên có một số điểm lưu ý như sau.

Spotify Premium

Với tài khoản Spotify Premium, bạn có thể yêu cầu một bài hát cụ thể theo yêu cầu, bao gồm tên bài hát, ca sĩ, album cùng với thể loại nhạc, tâm trạng hoặc theo hoạt động cụ thể, playlist của Spotify và tất nhiên cả playlist cá nhân bạn tạo.

Spotify Free

Nếu không có tài khoản Spotify Premium, bạn vẫn nghe được nhạc trên Spotify, tuy nhiên chỉ có thể nghe được những bài hát tương tự theo tên bài hát/album/ca sĩ hoặc playlist cá nhân mà bạn đã yêu cầu. Bạn không thể yêu cầu nghe một bài hát cụ thể, album, ca sĩ hay playlist cá nhân được. Tuy nhiên, nghe nhạc theo thể loại, tâm trạng hay hoạt động hoặc playlist của Spotify thì ok.

Câu lệnh nghe nhạc Spotify trên Google Home

Bên cạnh nhưng câu lệnh thông dụng phổ biến bên trên, bạn có thể sử dụng những câu lệnh nâng cao dành riêng cho Spotify cả tài khoản Free và Premium.

Thao tác Nói “Ok Google” hoặc “Hey Google,” sau đó…
Nghe những bài hát bạn thích từ thư viện Spotify “Play my songs”, “Play my library”
Nghe playlist

Nghe playlist với danh sách bài hát ngẫu nhiên

“Play Discover Weekly”, “Play <playlist name>”

“Shuffle Discover Weekly”, “Play <playlist name> on shuffle”

Nghe playlist cá nhân

Phát ngẫu nhiên playlist cá nhân

“Play <named playlist>”

“Shuffle <named playlist>”

Thích hoặc Không thích bài đang nghe “I like/dislike this song” “Thumbs up/down”
Thích hoặc Không thích Playlist/Album/Artist​ “Save/Unsave this Playlist/Album/Artist​”, “Follow/Unfollow this Playlist/Album/Artist​”
Nghe bài hát trước “Back”, “Previous”
Skip forward “Skip forward <X> secs”
Shuffle “Shuffle”
Phát lặp lại “Play it again”, “Play this song again”
Phát lặp lại cả playlist “Repeat on/off”

Lưu ý Google Home có thể mất tới một vài giờ để có thể nhận ra được playlist cá nhân mới tạo.

Tham khảo một số câu lệnh Spotify với Alexa, có thể áp dụng với Google Assistant.

4.3/5 - (342 bình chọn)

Comment của bạn

Trả lời

  1. Thành says:

    Cho mình hỏi mình muốn ở 1 nơi khác (điều khiển qua Internet không cùng hệ thống Wifi) mà muốn điều khiển loa Google home có được không, và làm cách nào, cảm ơn nhé

    • Phạm Hương says:

      Bạn ra lệnh trợ lý ảo trên điện thoại (ứng dụng Google Assistant) là được nhé

    • Thanh says:

      Không được bác ơi, mình mở GA trên điện thoại ra lệnh nó chỉ thực hiện trên điện thoại thôi, ở nhà kết nối cùng mạng thì mở app lên thấy có loa Google Home mini, ở công ty mở app GA lên thì k thấy loa Google Home mini đâu, mình đi làm ở công ty mà muốn điều khiển cái loa Google home ở nhà do ở nhà người lớn tuổi k biết dùng. mà tìm hoài chưa biết cách.

Zalo Chat Zalo: 084 2008 444
Messenger Chat Facebook
Gọi đặt mua: 084 2008 444