Nên chọn Alexa, Google Home, Apple HomeKit hay Mi Home cho nhà thông minh?

Smart home (Nhà thông minh) được biết đến như một giải pháp hữu ích cho cuộc sống tiện nghi. Trước đây, nó tưởng chừng chỉ có trong các bộ phim Hollywood mà giờ đã dần trở thành xu hướng cho các gia đình Việt.

Nhờ có smart home, người dùng chỉ cần chiếc điện thoại kết nối Internet là dễ dàng quản lý được mọi thiết bị trong nhà. Đặc biệt, cũng có thể ra lệnh bằng giọng nói để bật/tắt nhạc, TV, điều hòa, mở/đóng rèm, bật lò nướng…như trong phim.

Nếu muốn bước chân vào thế giới smart home, không sớm thì muộn bạn cũng cần biết 4 hệ sinh thái phổ biến nhất là Apple HomeKit, Alexa, Google Home Mi Home. Mỗi hệ sinh thái đều có đặc điểm riêng, tương thích với các thiết bị khác nhau. Vậy đâu là lựa chọn tốt cho nhà thông minh của bạn?

1. Lưu ý khi bắt đầu dùng nhà thông minh

Để tạo ra một ngôi nhà hoàn toàn tự động, những gã khổng lồ công nghệ như Xiaomi, Apple, AmazonGoogle luôn nỗ lực cải thiện và đổi mới hằng ngày. Các thiết bị thông minh của họ ngày càng tương thích với nhiều hệ sinh thái, giúp người dùng không còn khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cho hệ thống nhà.

Đối với người dùng thông thường, nên chọn một trong những hệ sinh thái này vì chúng có các nhà sản xuất uy tín, dễ cài đặt và sử dụng.

Đối với người kinh doanh, các bạn nên chọn một hệ thống ổn định, có khả năng mở rộng số lượng thiết bị và kết nối với các dịch vụ cloud.

2. Lựa chọn Mi Home, Alexa, Google Home hay Apple HomeKit

2.1. Amazon Alexa

  • Ưu điểm:

Amazon Alexa xuất hiện sớm nhất trong thị trường smart home nên nó tương thích cùng rất nhiều đồ dùng thông minh so với các hệ sinh thái khác. Thông qua trợ lý Alexa, bạn có thể kiểm soát các thiết bị trong gia đình một cách dễ dàng. Alexa có nền tảng mở, API sẵn sàng nên ai cũng có thể tự code và phát triển Skill, thứ dùng để kết nối Alexa với những hệ thống khác. Điều này giúp mở rộng khả năng hoạt động của Alexa lên rất nhiều.

  • Nhược điểm:

Từ 11/2018, ứng dụng Alexa đã xuất hiện trên máy tính nhưng không phổ biến vì khá khó hiểu. Một vấn đề khác đó là việc bảo mật thông tin chưa được đảm bảo chắc chắn. Hơn nữa, hệ sinh thái Alexa cũng khá kén người dùng.

2.2. Google Home

  • Ưu điểm:

Nhờ sử dụng hệ điều hành Android nên hệ sinh thái này có phạm vi sử dụng và tiếp cận khá lớn. Bởi trợ lí ảo Google đã được cài đặt sẵn trên hầu hết các điện thoại thông minh và máy tính bảng Android hiện nay.

Google cũng có nhiều kinh nghiệm hơn với các lệnh thoại và dữ liệu hành vi của người dùng. Nó có thể trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng, chính xác, dễ dàng truy cập vào danh bạ, cuộc hẹn, lịch sử tìm kiếm và toàn bộ cơ sở dữ liệu của Google.

Cho dù phiên bản thử nghiệm tiếng Việt hiện đã tạm ngưng nhưng khả năng sau này sẽ có lại là hoàn toàn có thể. Hơn nữa, với rất nhiều ngôn ngữ được hỗ trợ trên khắp thế giới nên việc bạn đọc không chuẩn tiếng Anh cũng hoàn toàn ok – trợ lý Google có thể hiểu ý nhanh chóng.

Thêm 1 điểm cộng khác của hệ sinh thái smart home của Google đó là khả năng tương thích với nhiều thiết bị từ các nhà sản xuất khác. Tầm giá từ trung bình thấp tới cao cũng đều có thể work with Google Assistant.

  • Nhược điểm:

Chính vì dễ kiểm soát hành vi người dùng nên Google thường gặp vấn đề bảo mật dữ liệu. Thêm vào đó, giống như Alexa, Google cũng bỏ qua máy tính, nên trợ lí của hãng này không hoạt động trên máy tính.

2.3. Apple HomeKit

  • Ưu điểm:

Apple tiến vào thị trường nhà thông minh muộn hơn so với Amazon và Google. Thế nhưng nhờ có hệ sinh thái HomeKit riêng biệt, bảo mật cao nên nó đang nắm lợi thế hơn so với các nền tảng khác trong cuộc đua smart home. Đặc biệt, nếu là một fan của nhà Táo, việc sử dụng HomePod, HomePod Mini, iPad, iPhone… sẽ nâng cao trải nghiệm HomeKit của bạn lên rất nhiều.

Chất lượng âm thanh của loa Apple Homepod thì khỏi phải bàn, luôn ấn tượng với người dùng kể cả bản full lẫn bản mini. Các thương hiệu thiết bị work with Apple HomeKit cũng toàn những tên tuổi lớn như Philips Hue, eufy của Anker, Aqara… có chất lượng sản phẩm tốt, bền bỉ và thiết kế đẹp.

  • Nhược điểm:

Các sản phẩm của Apple luôn luôn đắt vì giá trị thương hiệu của nó. Ngoài ra, do mới dấn thân vào thị trường smart home nên hệ sinh thái HomeKit vẫn còn hạn chế thiết bị kết nối. Bên cạnh đó, để quản lý HomeKit khi ra ngoài, bạn cần một thiết bị Apple trong nhà (hay còn gọi là Home Hub như iPad, Apple TV hoặc HomePod) bởi hãng này chưa có trung tâm điều khiển chuyên dụng nào.

2.4. Mi Home

  • Ưu điểm:

Hệ sinh thái này đã không còn quá xa lạ với người dùng Smart Home khi sản phẩm đa dạng đi kèm với tính năng hiện đại và mức giá phải chăng. Xiaomi tuy không tự mình làm hết các thiết bị nhưng nhờ chính sách đầu tư hiệu quả vào các công ty con mà mạng lưới nhà thông minh này ngày càng trở nên rộng lớn.

Họ có đủ cả công tắc, báo khói, robot hút bụi, đèn, động cơ rèm… và ngay cả Hub trung tâm cũng có sẵn để kết nối các thiết bị, tạo nên ngữ cảnh thông minh.

Một điểm đặc biệt nữa đó chính là Mi Home hoàn toàn có thể kết nối với 3 hệ sinh thái kể trên, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn thiết bị và đem đến vô số tiện ích tích hợp.

  • Nhược điểm:

Hầu hết các đồ Xiaomi đều là phiên bản nội địa, vì vậy khi cài đặt người dùng cần lưu ý chuyển vùng sang China, nếu nó sẽ rất hạn chế trong việc kết nối. Khi muốn điều khiển bằng giọng nói, bạn vẫn phải kết hợp với loa thông minh của Apple, Google hay Amazon.

3. Kết luận

Lựa chọn hệ sinh thái nào cho nhà thông minh phụ thuộc vào phần lớn thiết bị bạn đã sở hữu hoặc mong muốn sử dụng:

  • Các thiết bị của Apple thường “đắt lìa cổ” nhưng vẫn rất xứng đáng với số tiền bỏ ra. Bởi hệ sinh thái HomeKit sở hữu nhiều tính năng độc đáo, riêng biệt. Không chỉ vậy, ứng dụng Home trên Apple luôn được cập nhật và tối ưu giúp bạn có thể tạo tự động hoá một cách dễ dàng.
  • Hiện nay, chức năng tạo ngữ cảnh và tự động hoá của Google Home và Alexa còn tồn tại nhiều điểm hạn chế so với Apple HomeKit. Tuy nhiên, 2 hệ sinh thái này lại phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường bởi các thiết bị đa dạng, dễ sử dụng
  • Mi Home đem đến nhiều lựa chọn hơn, mức giá cũng rất phù hợp, nhưng khi muốn điều khiển bằng giọng nói, nó vẫn phải kết nối với các loa thông minh tương thích của 3 hệ sinh thái kia.

Lĩnh vực công nghệ nói chung và nền tảng nhà thông minh nói riêng sẽ luôn thay đổi và nâng cấp. Do vậy, hãy hiểu rõ bản chất của nó để thiết lập mọi thứ xung quanh trở nên tiện nghi và khoa học hơn nhé! Hy vọng những chia sẻ trên đây của mình có thể giúp các bạn dễ dàng lựa chọn hệ sinh thái phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Comment của bạn

Trả lời

Zalo Chat Zalo: 0842 008 444
Messenger Messenger
Gọi mua: 0842 008 444