HSM là gì? Những điều bạn cần biết về HSM

Nhờ tính bảo mật đáng tin cậy, HSM được sử dụng trong nhiều hoạt động mạng, như: Thanh toán điện tử, chữ ký số, mã hóa dữ liệu, bảo vệ tài khoản cá nhân… Vậy HSM là gì? cùng Gu Công Nghệ tìm hiểu HSM phương thức hoạt động và các lợi ích của HSM trong việc bảo vệ thông tin nhé!

HSM là gì?

HSM – Hardware security module là một thiết bị phần cứng dùng để bảo vệ các khóa bảo mật đồng thời tăng tốc độ xác thực và mã hóa. Đây được xem như “tấm khiên” bảo vệ nâng cao cho hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại ngày nay. Nó có thể tạo, lưu trữ và quản lý các khóa kỹ thuật số một cách an toàn.

HSM thường được sản xuất dưới dạng một card PCI cắm vào máy tính hoặc một thiết bị độc lập có kết nối mạng.

Được sử dụng như một thiết bị vật lý an toàn, thường được cắm trực tiếp vào máy tính để bảo vệ các khóa mật mã, HSM sẽ cung cấp môi trường an toàn để quản lý số lượng lớn mã khóa theo quy trình được sắp xếp một cách hợp lý. Bạn có thể nhận thấy trong thiết kế của HSM, việc xác thực hoàn toàn xảy ra bên trong chip và được cách ly với các hoạt động khác trên máy chủ. Bên cạnh đó, HSM cũng đạt chuẩn bảo mật FIPS (Federal Information Processing Standards), để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy.

HSM thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu bảo mật cao, chẳng hạn như:

  • Ngăn chặn gian lận và đảm bảo tính bảo mật của các giao dịch thanh toán điện tử, giao dịch tài chính
  • Lưu trữ khóa mật mã trong môi trường an toàn, ngăn chặn truy cập trái phép vào tài khoản cá nhân, máy chủ,… trên Internet.
  • Tăng cường bảo mật cho các ứng dụng, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
  • Bảo vệ dữ liệu và ứng dụng khỏi các mối đe dọa bảo mật.

Tại sao một doanh nghiệp cần có HSM?

Mọi tổ chức đều cần bảo vệ dữ liệu trong quá trình hoạt động và các khóa mật mã được lưu trữ trên hệ thống máy chủ. Khoảng 95% tất cả các vi phạm CNTT xảy ra khi thông tin đăng nhập của người dùng hoặc máy chủ bị tấn công. Phần cứng HSM cung cấp khả năng bảo vệ nâng cao để ngăn chặn hành vi trộm cắp dữ liệu tại mọi thời điểm. Điều này giúp ngăn ngừa các cuộc tấn công nhằm vào hệ thống, chẳng hạn như khai thác lỗ hổng zero-day, mã độc hại hoặc hành vi chiếm quyền kiểm soát máy chủ.

Lợi ích của việc sử dụng HSM là gì?

  • Mức độ bảo mật cao nhất hiện nay: HSM cung cấp một trong những mức bảo mật tối đa đối với các mối đe dọa từ bên ngoài.
  • Phù hợp cho các tổ chức thuộc mọi quy mô khác nhau. Các khóa bảo mật sẽ được lưu trữ ở một nơi giúp dễ dàng theo dõi và tập trung hóa.
  • Khả năng quản lý số lượng hàng trăm khóa mật mã cùng một lúc, rất phù hợp cho các tổ chức lớn.

Hiện nay, một số hãng khóa bảo mật đã tích hợp Microsoft – Active Directory Certificate Services (ADCS) for HSM cung cấp các dịch vụ tùy chỉnh để phát hành và quản lý các chứng chỉ kỹ thuật số trong hệ thống bảo mật phần mềm sử dụng công nghệ khóa công khai (PKI). Tính năng này sẽ không chỉ bảo vệ các chứng chỉ xác thực số (CA) mà còn bảo vệ tất cả các dịch vụ ký và xác minh bằng khóa riêng.

Nổi bật trong đó có YubiHSM 2 – hiện là thiết bị HSM nhỏ nhất thế giới với công nghệ vượt trội so với HSM truyền thống, sản phẩm phù hợp cho những tổ chức, doanh nghiệp lớn có yêu cầu khả năng xác thực và bảo mật cao.

Với các lợi ích kể trên, có thể nói HSM là giải pháp mang đến mức độ bảo vệ dữ liệu cao nhất hiện nay cho các doanh nghiệp với chi phí đầu tư hợp lý, rất đáng để cân nhắc.

5/5 - (1 bình chọn)

Comment của bạn

Trả lời

Zalo Chat Zalo: 0842 008 444
Messenger Messenger
Gọi mua: 0842 008 444