Trên sàn giao dịch, các hacker không chỉ đe dọa thông tin cá nhân mà còn tạo ra những thiệt hại tài chính nghiêm trọng. Do đó, người đầu tư vào tiền điện tử ngày càng chú trọng đến việc bảo vệ quyền riêng tư cũng như an toàn tài sản của mình. Để đáp ứng nhu cầu này, CoinJoin đã ra đời như một giải pháp cải thiện tính bảo mật, mang lại sự linh hoạt cho người dùng.
Vậy Coinjoin là gì? Cách thức hoạt động thế nào? Cùng Gu Công Nghệ tìm hiểu một vài thông tin cơ bản của Coinjoin trong bài viết dưới đây nhé!
CoinJoin là gì?
CoinJoin là một phương pháp bảo mật trong lĩnh vực tiền điện tử, được thiết kế để tăng cường quyền riêng tư của người dùng. Nó hoạt động bằng cách kết hợp các giao dịch từ nhiều người thành một giao dịch duy nhất, làm cho việc theo dõi và xác định nguồn gốc của giao dịch trở nên khó khăn.
Cách thức hoạt động của CoinJoin
CoinJoin hoạt động bằng cách kết hợp nhiều giao dịch từ nhiều người dùng thành một giao dịch lớn hơn – cụ thể như sau:
- Xác định giao dịch: Người dùng quyết định thực hiện một giao dịch và muốn tham gia vào quá trình CoinJoin.
- Liên kết giao dịch: Các giao dịch từ nhiều người dùng khác nhau được tập hợp lại để tạo thành một giao dịch lớn.
- Phân tách đầu vào và đầu ra: Trong giao dịch lớn, đầu ra và đầu vào của mỗi giao dịch được kết hợp, làm cho việc xác định quyền sở hữu và nguồn gốc của từng đồng tiền trở nên khó khăn.
- Chữ ký và xác minh: Sau khi các giao dịch được kết hợp, chúng được xác minh lại để bảo đảm tính xác thực. Sau đó, giao dịch được đưa vào blockchain để thực hiện.
- Phân phối đầu ra: Các đồng tiền được phân phối đến các địa chỉ đầu ra tương ứng với yêu cầu của từng người tham gia giao dịch ban đầu.
Để dễ hiểu hơn, các bạn có thể theo dõi ví dụ sau:
Người dùng A muốn chuyển 15 BTC cho người C, người dùng B muốn chuyển 8 BTC cho người D.
Thay vì tạo 2 giao dịch riêng lẻ, họ có thể tham gia vào một giao dịch CoinJoin. Hệ thống tự động kết hợp đầu vào, đầu ra của giao dịch từ A và B để tạo ra một giao dịch có tổng là 23 BTC, nhưng không ghj rõ là bao nhiêu đến từ A, bao nhiêu từ B.
Sau khi giao dịch CoinJoin này được chữ ký và xác nhận trên blockchain, nó lại được chia ra thành các địa chỉ tương ứng của A, B rồi gửi đi số tiền tương ứng cho C (15 TBC), D (8 TBC).
Như vậy, khi ai đó quan sát giao dịch trên blockchain, sẽ rất khó để biết chính xác đâu là nguồn gửi và nguồn nhận của từng đồng tiền. CoinJoin làm cho quá trình theo dõi cũng như phân tích trở nên phức tạp, tăng cường quyền riêng tư của người tham gia.
Tại sao CoinJoin lại quan trọng đối với tiền điện tử
CoinJoin đóng một vai trò quan trọng đối với tiền điện tử vì nó giải quyết một số thách thức mà người dùng đối mặt trong việc sử dụng tiền điện tử, đặc biệt là vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và ẩn danh.
- Tăng cường quyền riêng tư: CoinJoin giúp che giấu thông tin, nguồn gốc của các giao dịch tiền điện tử, tin tặc hoặc tác nhân độc hại sẽ gặp khó khăn hơn trong việc nhắm mục tiêu vào các giao dịch cụ thể, giảm nguy cơ bị đánh cắp hoặc truy cập trái phép.
- Ngăn chặn theo dõi và phân tích: Bằng cách kết hợp nhiều giao dịch thành một, tạo trở ngại các hacker thu thập thông tin về lịch sử giao dịch và hoạt động tài chính của người dùng. Từ đó, ngăn chặn được các mối đe dọa từ các hacker.
- Bảo vệ bí mật kinh doanh và lợi ích thương mại: CoinJoin khiến việc liên kết các khoản tiền cụ thể với các giao dịch cụ thể trở nên khó khăn, bổ sung thêm một lớp quyền riêng tư và bảo vệ cá nhân/doanh nghiệp khỏi sự giám sát tiềm ẩn hoặc các cuộc tấn công có chủ đích.
Hiện nay, Trezor là một trong những thương hiệu ví lạnh đầu tiên kích hoạt tính năng bảo mật mới cho người dùng thông qua giao thức bảo mật CoinJoin. Điều này đã giúp hãng nâng cấp bộ công cụ bảo mật miễn phí, đồng thời cho phép người dùng cải thiện tính riêng tư và bảo mật của các giao dịch Bitcoin.
Comment của bạn